Hướng dẫn làm lễ bốc bát hương về nhà mới chuẩn nhất

Bát hương là một vật dụng không thể thiếu trên các bàn thờ thần linh, gia tiên. Theo phong tục của người Việt Nam, bát hương trong nhà khi chuyển nhà mới cũng phải được chuyển bị cách tươm tất để thờ cúng. Đây được xem là cách để thể hiện lòng thành với thần linh và để cầu may cho nhà mới. Bài viết này, tonyavellaformayor.com sẽ hướng dẫn bạn cách làm lễ bốc bát hương về nhà mới thế nào là đúng nhất.

I. Thủ tục bốc bát hương về nhà mới

Bát hương nên được đem vào chùa trước khi bốc về nhà

Thường thì sau khi làm lễ tạ thổ công và gia tiên sau khi về nhà mới, người ta sẽ thay bát hương cũ bằng bát hương mới. Tuy nhiên, tuyệt đối không được vứt bát hương cũ vào sọt rác hay ném xuống sông mà tốt nhất là phải đập nhỏ rồi gói lại đem đi chôn. Nghi lễ này cần phải được thực hiện trước khi chuyển nhà 1 tuần đến 1 tháng.

Sau khi đã làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới xong, gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương cho bàn thờ thần linh và gia tiên. Thường thì bát hương sẽ được gửi lên chùa và sẽ được ghi rõ tên tuổi của gia chủ trong nhà, gia chủ phải tắm rửa thật sạch sẽ trước khi lên chùa bốc bát hương về.

II. Hướng dẫn làm lễ bốc bát hương về nhà mới

Bốc bát hương về nhà mới cũng phải thực hiện trang trọng như các nghi lễ khác

1. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

  • Khi bốc bát hương cho bàn thờ thần linh, bàn thờ tổ tiên thì cần phải chuẩn bị 3 bát hương mới. Các trường hợp khác thì chỉ cần 1 bát hương là đủ.

2. Dùng tro để làm cốt cho bát hương

  • Cốt bát hương thường sẽ sử dụng tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết. Tuy nhiên dùng tro trấu là tốt nhất để việc cắm nhang trở nên dễ dàng, tránh việc làm gãy chân nhang khi cắm.
  • Bạn cũng nên chuẩn bị thêm một gói Thất Bảo cho bát hương như: Thiết Vàng, Thiết Bạc, Thạch Anh, Ngọc, Mã Lão, Xà Cừ, san hô đỏ. Việc sử dụng Thất Bảo là để kích hoạt ngũ hành, thêm tài lộc và may mắn cho gia đình bạn.

3. Vệ sinh bát hương

  • Sau khi đã chuẩn bị bát hương và phần cốt của bát hương xong, bạn phải rửa bát hương thật sạch sẽ. Sau đó bạn rửa lại thêm một lần nữa bằng rượu để khử tà để xua đi những điều không may mắn. 
  • Theo quan niệm cha ông ta truyền lại, các đồ dùng để thờ cúng, khi tiếp xúc với nước thì ông bà tổ tiên chúng ta dưới cõi âm cũng sẽ được mát mẻ hơn.

4. Chuẩn bị văn khấn

  • Khi làm bất cứ một lễ cúng gì thì không thể thiếu văn khấn được. Chính vì thế khi làm lễ bạn phải chuẩn bị văn khấn thật chu đáo, tránh làm một cách qua loa nếu không muốn cuộc sống của bạn sau này sẽ có nhiều điều không may xảy đến.

5. Chuẩn bị mâm cúng

  • Cũng như các nghi lễ khác thì cũng không thể thiếu mâm cúng được. Bạn chuẩn bị mâm cúng giống như lễ nhập trạch mà chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết ở bài viết trước.

6. Tiến hành bốc bát hương

  • Sau khi cúng xong, bạn dùng giấy tiền vàng đang hoá để hơ ngọn lửa vào đầu rồng trên đôi của bát hương.
  • Khi hơ bạn dùng ngón tay cái che lại đôi mắt của rồng để tránh lửa hơ vào đó. Việc này chính là cách để khai quan cho rồng, xua đuổi âm khí, âm hồn ám vào bát hương.
  • Sau khi hơ xong bạn cho gói Thất Bảo sau đó dùng nước gừng pha với rượu để đổ vào phần tro rơm nếp để tro rơm được thanh tịnh.
  • Bạn lấy một vài chân nhang của bát hương cũ để cắm sang bát hương mới bốc sau đó khấn vái thần linh cho phép thay bát hương.

7. Đặt bát hương lên trên bàn thờ mới

  • Sau khi tiến hành xong các nghi thức trên thì gia chủ sẽ đặt bát hương lên bàn thờ mới và bắt đầu cầu khấn để xin thần linh cho mình được thờ cúng tại căn nhà mới. 
  • Sau đó gia chủ sẽ tiến hành thắp nén nhang mới đầu tiên, rồi các thành viên trong nhà cũng lần lượt lên thắp nhang với lòng thành kính.

III. Lưu ý khi làm lễ bốc bát hương về nhà mới

  • Việc bốc bát hương sẽ là do người chủ trong gia đình làm, thường là người đàn ông trụ cột trong nhà.
  • Việc đặt bát hương phải tuân thủ quy tắc sau: bát hương Thần Linh, Thổ Công ở chính giữa và là bát to nhất, bên trái là bát hương của Bà CÔ – Ông Mãnh, bên phải sẽ là bát hương của Gia Tiên.
  • Tuyệt đối không được di chuyển bát hương nếu như không có việc gì đó bất khả kháng.
  • Khi rút chân nhang, nên để lại 5 chân nhang và các chân còn lại sẽ đem đi hoá tro.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn về cách làm lễ bốc bát hương khi về nhà mới. Bạn hãy lưu ý những điều trên để việc làm lễ được tiến hành một cách tốt nhất nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bài viết đã được tạo 25

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên