Lễ nhập trạch là gì? Cúng nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Khi một người nào đó dọn về nhà mới để ở thường họ sẽ làm một nghi lễ gọi là lễ nhập trạch để xin bình an và tài lộc vào nhà. Vậy lễ nhập trạch là gì? Cần chuẩn bị những gì khi cúng nhập trạch? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của tonyavellaformayor.com nhé.

I. Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là lễ chuyển về nhà mới
  • Nhập có nghĩa là vào, Trạch có nghĩa là nhà. Hiểu một cách đơn giản thì lễ nhập trạch là lễ dọn vào nhà mới. Nghi lễ này là một nghi lễ cổ truyền của dân tộc và được lưu truyền từ ngàn đời qua.
  • Nhập trạch áp dụng với những ngôi nhà mới xây hay mới mua, theo phong thuỷ thì đây giống như cách bạn đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà.

II. Ý nghĩa của lễ nhập trạch

  • Theo quan niệm của cha ông ta, mỗi một khu đất sẽ đều được cai quản bởi một vị thần linh. Chính vì thế nếu bạn muốn được làm ăn, sinh sống thuận lợi bên căn nhà mới bạn đều phải làm lễ để trình báo với thần linh
  • Hơn thế nữa, ở căn nhà cũ bạn cũng đã thờ thổ địa, thần tài thì khi về nhà mới bạn cúng nhập trạch chính là để xin các vị thần cho mình chuyển đến nhà mới và để gia đạo vẫn tiếp tục phù hộ cho mình.

III. Cần chuẩn bị những gì khi cúng nhập trạch?

Mâm ngũ quả là một thứ không thể thiếu trong những nghi lễ cúng

Chính vì là một nghi lễ linh thiêng nên khi chuẩn bị cho việc thờ cúng này bạn không thể làm một cách hời hợt được mà nên chuẩn bị một cách kỹ lưỡng nhất. Những thứ cần chuẩn bị như sau:

1. Xem ngày nhập trạch

  • Việc xem ngày là thứ đầu tiên bạn nên xem xét tới, bạn phải chọn ngày cách cẩn thận chứ không thể thích là chọn được.
  • Hai yếu tố cần chú ý tới khi xem ngày là: hợp với tuổi gia chủ, ngày đẹp. Tuy nhiên tháng 7 âm lịch lẫn tháng 7 dương lịch là 2 ngày kiêng kỵ vì chúng liên quan đến người chết. 

2. Mâm cúng nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch thường sẽ có 3 phần là ngũ quả, hương hoa và thức ăn. 3 thứ này có thể bày ra từng mâm hay bày chung vào một mâm lớn đều được. Trong phong tục thờ cúng không có quy định mâm cúng to thì sẽ được phù hộ nhiều hay nhỏ thì phù hộ ít, nên tuỳ vào điều kiện kinh tế gia đình bạn hãy chuẩn bị một mâm cúng phù hợp, miễn sao đủ các nghi lễ và đặt vào đó tấm lòng thành của bạn là được.

  • Ngũ quả: mua 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, bạn có thể mua những loại quả giống như những lễ cúng khác bạn hay làm.
  • Hương hoa: chọn 1 chậu hoa tươi, có thể là cúc, hồng, ly,… thêm vào đó là một cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã và 3 hũ nhỏ để đựng gạo, muối và nước.
  • Mâm cơm: bạn có thể chọn cơm chay hay mặn đều được. Nếu là cơm chay thì có thể chọn món xôi, canh, món xào,… và một chút bánh kẹo. Nếu là cơm mặn thì phải có đủ bộ tam sên là: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc thêm vào đó là một vài món khác như gà luộc, thịt quay, xôi,…
  • Một số thứ khác buộc phải có như: 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

3. Văn khấn nhập trạch

  • Văn khấn nhập trạch sẽ gồm có 2 phần là văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Khi khấn bạn phải đọc văn khấn thần linh trước rồi mới đọc văn khấn gia tiên.
  • Bạn nên đọc một cách rành mạch và thành tâm để thần linh có thể thấy được mong muốn của bạn khi chuyển đến nhà mới và họ vẫn tiếp tục phù hộ cho bạn.

4. Các đồ vật khác cần chuẩn bị

  • Bếp than sẽ để ở giữa cửa chính
  • Chiếu cúng sẽ trải ở nơi làm lễ khấn vái
  • Mỗi thành viên khi bước vào nhà phải cầm theo một vật phẩm như: gạo, muối, vàng, tiền bạc, chổi mới, bếp,… chứ không được vào tay không.

IV. Các bước chi tiết khi làm lễ nhập trạch

Làm lễ nhập trạch cách trang trọng và thành tâm
  1. Chuẩn bị lò than, đem đốt và đặt chính giữa cửa ra vào
  2. Chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng cho nghi lễ, mâm cúng đặt ngay ngắn, gọn gàng
  3. Người chủ nhà (nên là người đàn ông trụ cột trong nhà) sẽ bước qua lò than để vào nhà đầu tiên. Khi bước chân trái vào trước, chân phải vào sau và trên tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.
  4. Các thành viên khác trong nhà lần lượt bước qua lò than để vào nhà, tay cầm theo các vật dụng như đã nói ở trên
  5. Mở tất cả cánh cửa, cửa sổ trong nhà đồng thời bật hết điện trong nhà lên để căn nhà được khai thông.
  6. Sắp xếp lại bàn thờ thần tài, thổ địa và bàn thờ gia tiên cho ngăn nắp, sau đó bày mâm cúng ở giữa nhà, hướng về phía hợp với tuổi gia chủ
  7. Một người đại diện sẽ thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại chắp tay đứng nghiêm trang.
  8. Đọc văn khấn xong, trong lúc chờ nhang tàn, gia chủ sẽ đi nấu nước pha trà để dâng lên mâm cúng và mời mọi người trong nhà cùng thưởng thức.
  9. Khi nhang cháy hết, tiến hành đốt tiền vàng mã và lấy rượu để rưới lên đống tro tàn khi cháy hết.
  10. Giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt lên trên bàn thờ tượng trưng cho sự no đủ.
  11. Khi lễ hoàn thành, các thành viên trong nhà có thể thêm các đồ vật còn lại vào nhà và sắp xếp như ý muốn của mình.

V. Một số lưu ý khi làm lễ cúng nhập trạch

  • Cần làm lễ bái tạ sau khi thu dọn xong đồ lễ
  • Với nhà thuê, nhà trọ bạn không cần phải làm nghi lễ này
  • Nghi thức xông nhà mới không bắt buộc nhưng nếu bạn muốn thì vẫn cứ thực hiện như bình thường, dùng trầm hương, nhang hay thảo dược để xông nhà
  • Trấn nhà: dùng đá phong thuỷ hay tiền xu (8 đồng), chia ra chôn ở 4 góc nhà. Nhưng vì các nhà bây giờ đều xây lót gạch hết nên bạn có thể cho vào các hũ nhỏ, bọc vải đỏ rồi đặt vào các góc trong nhà
  • Khi tới nhà mới nên treo chuông gió trước nhà để xua đuổi tà ma, bệnh tật và báo hiệu đã có người dương tới ở.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về lễ nhập trạch là gì và cần chuẩn bị thế nào cho nghi lễ cúng nhập trạch. Hy vọng khi đọc xong bài viết bạn sẽ tự chuẩn bị cho gia đình mình một lễ cúng nhập trạch tươm tất nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Bài viết đã được tạo 25

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên