Lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Hiện nay, việc tổ chức hôn lễ tại chùa không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nghi tổ chức đám cưới trong Phật giáo được gọi là lễ Hằng Thuận. Vậy hãy cùng tonyavellaformayor.com tìm hiểu lễ Hằng Thuận là gì, có ý nghĩa như thế nào đối với hôn nhân qua nội dung dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu Hằng Thuận là gì?

Lễ Hằng Thuận là gì
Lễ Hằng Thuận là nghi thức tổ chức hôn lễ tại chùa

Lễ Hằng Thuận chính là việc tổ chức hôn lễ tại chùa, đây được xem là nét văn hóa tâm linh thể hiện rõ tinh thần thập thế giữa Đạo Phật và hạnh phúc của Phật tử. Không chỉ đơn thuần là lễ cưới, lễ Hằng Thuận còn là sự lồng ghép của các nghi thức cầu mong sự hạnh phúc, viên mãn của đôi lứa.

Hằng trong lễ Hằng Thuận có nghĩa là mãi mãi, luôn luôn; còn Thuận có nghĩa là hòa hợp, ấm yên. Như vậy Hằng Thuận được hiểu là sự chung sống hòa hợp trong đạo nghĩa vợ chồng. Là vợ chồng chung sống hòa hợp, nhường nhịn và cùng nhau làm tròn bổn phận của người vợ, người chồng trong gia đình.

Như vậy, với thắc mắc lễ Hằng Thuận là gì, có thể hiểu đây chính là lễ cưới được tổ chức trong chùa và thầy trụ trì, hoặc hòa thượng sẽ là chủ hôn. Hiện nay, lễ Hằng Thuận ngày càng phổ biến trong cộng đồng bởi những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại.

II. Nguồn gốc của lễ Hằng Thuận

Theo nhiều tài liệu ghi chép, lễ Hằng Thuận bắt nguồn từ khi Đức Phật tại thế. Theo đó, trong lần Đức Thế Tôn trở về thăm Vương thành Ca Tỳ La Vệ thì đúng dịp kinh thành chuẩn bị lãm lễ thành hôn cho Vương tử Mahanama, có thỉnh Đức Thế Tôn vào hoàng cung để chứng minh cho hôn lễ.

Từ đó, Đức Thế Tôn đã dạy người làm chồng phải sống như thế nào để được gia đình vợ tôn trọng. Cùng với đó là phận làm dâu phải có trách nhiệm với chồng, với con cái của mình như thế nào.

Nói về lễ Hằng Thuận tại Việt Nam, theo tài liệu văn hóa dân gian thì cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật, bút hiệu là Đồ Nam Tử, chính là người khởi xướng tổ chức lễ cưới tại chùa.

Vào năm 1930, bác sĩ Lê Đình Thám – phật tử Tâm Minh đã tiến hành tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng tại chùa Từ Đàm (Huế). Đây được xem là lễ cưới đầu tiên được tổ chức tại chùa trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Sau đó, đến năm 1971, nghi thức hôn lễ tổ chức tại chùa được Hòa thượng Thích Thiện Hòa đặt tên là lễ Hằng Thuận. Từ đó đến nay, lễ Hằng Thuận đã dần trở thành một trong những nghi thức quan trọng trong việc giữ gìn hạnh phúc của hôn nhân gia đình.

III. Lễ Hằng Thuận có ý nghĩa gì?

Lễ Hằng Thuận giúp cô dâu, chú rể ý thức được về trách nhiệm của mình đối với hôn nhân

Hiện nay rất nhiều cặp đôi Phật tử chọn tổ chức lễ cưới tại chùa. Vậy ý nghĩa của lễ Hằng Thuận là gì?

Trước tiên, lễ Hằng Thuận được diễn ra với sự tự nguyện của cặp đôi. Điều này cho thấy hai người đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với cuộc sống hôn nhân vợ chồng và muốn chứng minh điều đó với Đức Phật và những người chứng Phật tử chứng kiến.

Khi tổ chức hôn lễ tại chùa, cặp đôi sẽ được nghe những lời dặn dò từ chủ hôn. Những đạo lý này sẽ là hành trang để cặp đôi bước vào cuộc sống vợ chồng.

Dưới sự chứng giám của Đức Phật, các vị chư tăng, Phật tử, cặp đôi sẽ cảm nhận được sự linh thiêng của hôn lễ. Việc Đức Phật chứng giám cho tình yêu của cặp đôi sẽ tạo thành niềm tin, động lực để họ giữ gìn hôn nhân hạnh phúc.

IV. Quy trình tổ chức lễ Hằng Thuận

Trước khi tổ chức lễ Hằng Thuận tại chùa, gia đình hai bên và cô dâu, chú rể phải đến chùa hoặc thiền viện để xin ý kiến, sau khi được sự đồng ý của sư thầy trụ trì thì mới tiến hành công tác chuẩn bị. Vậy quy trình tổ chức lễ Hằng Thuận là gì, bao gồm những công đoạn nào?

1. Ổn định chỗ ngồi để tiến hành tổ chức hôn lễ

Nhân vật chính của buổi lễ là cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước bàn dài chính điện của chùa. Hai người sẽ hướng tâm về nơi thờ Phật và làm theo những hướng dẫn của người chủ hôn.

Hai bên chính điện sẽ là người thân của cô dâu, chú rể. Nhà trai sẽ đứng phía bên trái còn nhà đứng bên phải.

Trường hợp cô dâu chú rể chưa có pháp danh thì sẽ được làm lễ quy y trước khi thực hiện lễ Hằng Thuận. Còn nếu đã có pháp danh, chủ trì buổi lễ sẽ đọc lý do tổ chức hôn lễ, giới thiệu 2 bên gia đình.

2. Thực hiện các nghi thức của lễ Hằng Thuận

Cô dâu, chú rể bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng sinh thành tại lễ Hằng Thuận

Sau khi ổn định chỗ ngồi cho gia đình 2 bên, người chủ trì buổi lễ sẽ yêu cầu cô dâu, chú rể đọc lời nguyện đã được chuẩn bị từ trước. Sau đó, họ sẽ cùng nhau lắng nghe lời giảng của đạo Phật về cuộc sống hôn nhân, đạo lý vợ chồng.

Tiếp đến, vị chủ trì hôn lễ sẽ lấy sợi tơ hồng buộc vào tay cô dâu, chú rể. Mục đích của việc này là gắn bó hai người trọn đời, yêu thương nhau mãi mãi.

So đó, cô dâu và chú rể sẽ cùng thực hiện nghi lễ niệm công ơn cha mẹ hai bên. Đây là cách họ thể hiện lòng biết ơn với công sinh thành của cha mẹ. Sau đó là nghi thức trao lễ cưới và ký tên vào giấy chứng nhận kết hôn.

Cuối cùng, đại diện 2 bên gia đình sẽ có lời thể hiện tình cảm với đôi vợ chồng mới và chỉ bảo họ cách xây dựng, duy trì gia đình hạnh phúc. Kết thúc buổi lễ, gia đình và phía nhà chùa sẽ tặng hoa, tặng quà cho nhau.

3. Đãi tiệc quan khách tham dự lễ Hằng Thuận

Bước cuối cùng của lễ Hằng Thuận chính là hai bên gia đình cùng tham dự bữa tiệc thân mật để gắn kết với nhau hơn. Đây có thể là bữa tiệc chay hoặc trà bánh để bày tỏ sự nhiệt tình của nhà chùa và quan khách tham dự.

V. Một vài lưu ý khi tổ chức lễ Hằng Thuận

Cô dâu, chú rể nên chọn trang phục là áo dài truyền thống

Để lễ Hằng Thuận diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ nhất, cô dâu, chú rể ngoài việc tìm hiểu lễ Hằng Thuận là gì thì cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên tổ chức lễ Hằng Thuận trùng với ngày tổ chức lễ cưới để khách mời và việc trang trí lễ cưới thuận tiện hơn. Hoặc nếu có ký do bất khả kháng thì có thể lùi lại 1-2 ngày.
  • Gia đình 2 bên nên nói chuyện với các sư thầy trước khoảng 5-7 ngày để phía nhà chùa có sự sắp xếp hợp lý.
  • Nên tổ chức lễ Hằng Thuận ở nơi mà cô dâu, chú rể cùng quy y tam bảo để thoải mái hơn. Nếu cả hai chưa quy y và chưa có pháp danh thì nên tranh thủ làm lễ quy y trước ngày cưới. Trường hợp cả hai quá bận thì nên chủ trì hôn lễ Hằng Thuận sẽ tiến hành ngay trong ngày lễ chính thức.
  • Về khâu trang trí chính điện của lễ Hằng Thuận sẽ được các sư thầy trong chùa hỗ trợ. Bên cạnh đó, một số nhà chùa sẽ cho cặp đôi tự chọn màu sắc, thực đơn tiệc chay, phong cách trang trí….
  • Cô dâu, chú rể nên mặc áo dài truyền thống với họa tiết đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng. Còn quan khách tham dự nên chọn trang phục có thiết kế đơn giản, nhã nhặn để phù hợp với không gian của chùa.

Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã biết được lễ Hằng Thuận là gì, cũng như ý nghĩa của nghi lễ này trong đời sống hôn nhân. Chúc bạn sẽ có cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc.

Bài viết đã được tạo 25

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên